QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI (Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH)

Thứ năm - 10/06/2021 09:43

1. Quan điểm chỉ đạo

-  Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước.

- Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc; hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.

- Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội.

- Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội.

- Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn đến năm 2021:

Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.

Giai đoạn đến năm 2025:

Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Giai đoạn đến năm 2030:

Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

Tác giả bài viết: Ban Tổ chức, Kiểm tra, Giám sát - Hội LHPN tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

Số: 1541/BTV-TCKTGS

CV về việc thông tin, tuyên truyền về Chương trình Chung tay cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lỹ lụt trên nền tảng VNeID và nền tảng cứu trợ trên VNeID

Lượt xem:47 | lượt tải:20

Số: 1536/BTV-TCKTGS

CV về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Tháng hành động vì Ngưởi cao tuổi Việt Nam"

Lượt xem:58 | lượt tải:214

Số: 1528/BTV-TG

CV về việc định hướng nội dung tuyên truyền quý IV/2024 trong các cấp Hội phụ nữ

Lượt xem:45 | lượt tải:72

Số: 1527/BTV-TG

CV về việc gửi tài liệu thông tin nội bộ về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Lượt xem:50 | lượt tải:220

Số: 360/KH-BTV

KH tổ chức tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XX, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Lượt xem:55 | lượt tải:274

image002 2
pndamdang 1
nongthonmoi

Liên kết
Fanpage
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay12,733
  • Tháng hiện tại127,492
  • Tổng lượt truy cập18,337,378

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Trụ sở MTTQ và các tổ chức đoàn thể tỉnh (Khu đô thị mới Km5, phường Đề thám, Thành Phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng)
Email: hoilhpncb@gmail.com - Điện thoại: 026066 512 369
Chịu trách nhiệm: Đồng chí Đoàn Thị Lê An Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng

Ghi rõ nguồn  (http://phunu.caobang.gov.vn) khi trích dẫn thông tin từ địa chỉ này

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây