Mô hình “Phụ nữ liên kết sản xuất trồng gừng hữu cơ” của Hội LHPN xã Công Trừng, huyện Hòa An
- Thứ tư - 23/10/2019 15:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mô hình có 72 thành viên, là mô hình phát triển kinh tế, giúp người dân thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều khó khăn.
Xã Công Trừng là xã vùng cao núi đá của huyện Hòa An, đời sống bà con nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu đất canh tác, trình độ dân trí thấp, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào trồng ngôn, đỗ và lúa nước, trên 90% thuộc diện hộ nghèo. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, với chủ trương phát triển kinh tế, thoát nghèo dựa vào chính mảnh đất quê hương, nghiên cứu trên cơ sở khí hậu, thổ nhưỡng của vùng núi đá, Đảng và Chính quyền đã vận động bà con trồng gừng – một loại cây dễ thích nghi, dễ trồng ở bất cứ loại đất nào. Được sự nhất trí của cấp ủy, chính quyền địa phương và Hội cấp trên, Hội LHPN xã Công Trừng đã thành lập mô hình “Phụ nữ liên kết trồng gừng hữu cơ”. Nhằm đảm bảo thống nhất về giống, kỹ thuật và đầu ra, Mô hình đã liên kết với Công ty TNHH phát triển Nông nghiệp và tư vấn môi trường để tranh thủ toàn bộ sự hỗ trợ từ khâu sản xuất, đến khâu tiêu thụ. Theo dự tính, đến cuối tháng 12 năm 2019, Công ty sẽ hỗ trợ bà con thu hoạch và đảm bảo đầu ra với giá thành ổn định. Mô hình liên kết trồng gừng hữu cơ, hứa hẹn đem lại sản lượng, giá trị kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con xã Công Trừng.
Xã Công Trừng là xã vùng cao núi đá của huyện Hòa An, đời sống bà con nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu đất canh tác, trình độ dân trí thấp, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào trồng ngôn, đỗ và lúa nước, trên 90% thuộc diện hộ nghèo. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, với chủ trương phát triển kinh tế, thoát nghèo dựa vào chính mảnh đất quê hương, nghiên cứu trên cơ sở khí hậu, thổ nhưỡng của vùng núi đá, Đảng và Chính quyền đã vận động bà con trồng gừng – một loại cây dễ thích nghi, dễ trồng ở bất cứ loại đất nào. Được sự nhất trí của cấp ủy, chính quyền địa phương và Hội cấp trên, Hội LHPN xã Công Trừng đã thành lập mô hình “Phụ nữ liên kết trồng gừng hữu cơ”. Nhằm đảm bảo thống nhất về giống, kỹ thuật và đầu ra, Mô hình đã liên kết với Công ty TNHH phát triển Nông nghiệp và tư vấn môi trường để tranh thủ toàn bộ sự hỗ trợ từ khâu sản xuất, đến khâu tiêu thụ. Theo dự tính, đến cuối tháng 12 năm 2019, Công ty sẽ hỗ trợ bà con thu hoạch và đảm bảo đầu ra với giá thành ổn định. Mô hình liên kết trồng gừng hữu cơ, hứa hẹn đem lại sản lượng, giá trị kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con xã Công Trừng.