Hội LHPN tỉnh tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP
- Thứ sáu - 27/10/2017 09:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện chương trình công tác năm 2017 của Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh và Công văn số 614-CV/VPTU, ngày 14/02/2017 của Tỉnh ủy Cao Bằng về việc thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy nhất trí chủ trương cho Hội LHPN tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP, ngày 27/4/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Trong tháng 8/2017, đoàn giám sát liên ngành gồm đại diện lãnh đạo: Hội LHPN tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, Chi cục DS/KHHGĐ, đại diện 02 ban chuyên môn tham mưu của Hội LHPN tỉnh (Ban Chính sách- Luật pháp, Ban Tuyên giáo) do Thường trực Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn tổ chức giám sát tại 5 huyện: Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Thông Nông, Thạch An và Bảo Lạc.
Kết quả cho thấy: Từ khi Nghị định số 39/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, theo chức năng, nhiệm vụ, từng cơ quan, đơn vị triển khai nội dung Nghị định đến từng cán bộ, công chức, viên chức. Việc tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 39/2015/NĐ-CP được các cấp, các ngành trên địa bàn quan tâm chỉ đạo phổ biến đến đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh đẻ để hiểu và nắm được chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên công tác tuyên truyền Nghị định số 39/2015/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH chưa được sâu rộng đến các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức từ huyện đến xã và trong cộng đồng dân cư; mới rà soát được 01/09 đối tượng (rà soát được đối tượng tại điểm 1 điều 1 của Nghị định, các đối tượng còn lại từ điểm 2 đến điểm 9 chưa rà soát kê khai); hồ sơ, trình tự, thủ tục xét hưởng chính sách hỗ trợ chưa đúng và đủ theo điều 4, điều 5 Thông tư 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH.
Tại 5 đơn vị được giám sát, Đoàn giám sát đã đề nghị UBND các huyện cần quan tâm chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các xã, các ngành, đoàn thể phối hợp rà soát, nắm bắt, thống kê chính xác, tránh bỏ sót đối tượng thụ hưởng; lập hồ sơ cụ thể từng đối tượng, có cam kết của phụ nữ về việc sinh con đúng chính sách dân số, có xác nhận của chính quyền địa phương trước khi hỗ trợ cho đối tượng; để chính sách trên phát huy hiệu quả, sau khi hỗ trợ tiền, các cấp, ngành, đoàn thể địa phương cần tập trung tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành đúng chính sách dân số.
Thông qua giám sát trực tiếp và tiếp thu những kiến nghị đề xuất của địa phương, Đoàn giám sát đã kiến nghị với UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời cho các địa phương để thực hiện chi trả chính sách cho các đối tượng thụ hưởng; kiến nghị với các bộ ngành Trung ương điều chỉnh/bổ sung Thông tư số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định một cách chi tiết, cụ thể hơn để các địa phương có căn cứ thực hiện chính sách được kịp thời, đúng đối tượng.
Kết quả cho thấy: Từ khi Nghị định số 39/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, theo chức năng, nhiệm vụ, từng cơ quan, đơn vị triển khai nội dung Nghị định đến từng cán bộ, công chức, viên chức. Việc tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 39/2015/NĐ-CP được các cấp, các ngành trên địa bàn quan tâm chỉ đạo phổ biến đến đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh đẻ để hiểu và nắm được chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên công tác tuyên truyền Nghị định số 39/2015/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH chưa được sâu rộng đến các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức từ huyện đến xã và trong cộng đồng dân cư; mới rà soát được 01/09 đối tượng (rà soát được đối tượng tại điểm 1 điều 1 của Nghị định, các đối tượng còn lại từ điểm 2 đến điểm 9 chưa rà soát kê khai); hồ sơ, trình tự, thủ tục xét hưởng chính sách hỗ trợ chưa đúng và đủ theo điều 4, điều 5 Thông tư 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH.
Tại 5 đơn vị được giám sát, Đoàn giám sát đã đề nghị UBND các huyện cần quan tâm chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các xã, các ngành, đoàn thể phối hợp rà soát, nắm bắt, thống kê chính xác, tránh bỏ sót đối tượng thụ hưởng; lập hồ sơ cụ thể từng đối tượng, có cam kết của phụ nữ về việc sinh con đúng chính sách dân số, có xác nhận của chính quyền địa phương trước khi hỗ trợ cho đối tượng; để chính sách trên phát huy hiệu quả, sau khi hỗ trợ tiền, các cấp, ngành, đoàn thể địa phương cần tập trung tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành đúng chính sách dân số.
Thông qua giám sát trực tiếp và tiếp thu những kiến nghị đề xuất của địa phương, Đoàn giám sát đã kiến nghị với UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời cho các địa phương để thực hiện chi trả chính sách cho các đối tượng thụ hưởng; kiến nghị với các bộ ngành Trung ương điều chỉnh/bổ sung Thông tư số 07/2016/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định một cách chi tiết, cụ thể hơn để các địa phương có căn cứ thực hiện chính sách được kịp thời, đúng đối tượng.